Cửa võng cổ bằng gỗ thờ gia tiên là phần điểm xuyết mang tính ước lệ để ngăn cách không gian giữa nhà chính với nơi thờ phụng trong một ngôi nhà. Cửa võng thờ gia tiên được treo phía ngoài bàn thờ là nơi tôn nghiêm trang trọng. Bài viết sau đây để khách hàng tìm hiểu về các mẫu cửa võng được sơn son thiếp vàng nhé.
Cửa Võng Tứ Linh Sơn Son Thếp Vàng Đẹp Nhất .
Cửa Võng cổ bằng gỗ Tứ Linh Sơn Son Thếp Vàng Đẹp Nhất
Tứ linh vật bao gồm Long – Lân – Quy – Phụng. Theo quan điểm Trung Quốc là đại diện của 4 vị thần 4 phương là Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ, Chu Tước của Trung Hoa. Mỗi loài linh vật đều mang ý nghĩa phong thủy riêng .
Tứ linh hay còn gọi là Long – Lân – Quy – Phụng là bốn linh vật có sức mạnh phi thường tượng trưng cho trời đất, bắt nguồn từ tứ linh thần: Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Chúng được người xưa tạo ra từ bốn phương trời, đại diện cho 4 nguyên tố chính của trời đất nước, lửa, đất và gió.
Hình tượng tứ linh được sử dụng và khắc họa khá phổ biển trong nghệ thuật kiến trúc Việt Nam từ kinh đô, đền chùa cho đến nhà dân như một hiện trạng sống động của 4 linh vật này trong tâm thức người Việt. Các vật phẩm khắc tứ linh đều có độ khó và độ tinh xảo cao do phải khắc họa tới 4 hình tượng trên một vùng không gian nhỏ. Hơn nữa các linh vật này đều có những chi tiết đòi hỏi phải được khắc họa chính xác nên thời gian thực hiện những sản phẩm này cũng lâu hơn và giá trị cũng cao hơn rất nhiều
Trong khi đó Cửa võng cổ làm bằng gỗ là một sản phẩm nội thất trang trí không gian phòng thờ có hình dáng chữ M như một bức rèm bằng gỗ,
Được treo ngay ở trước gian thờ chính giữa, dưới bức đại tự, nối liền câu đối, ngăn cách ban thờ với không gian bên ngoài.
Cửa võng được thiết kế với những hoa văn cổ đối xứng, chạm khắc tứ linh, được sơn son thếp vàng… tạo sự uy nghi, trang nghiêm cho không gian thờ cúng.
Cửa võng thường được lắp đặt ở các không gian thờ cao và diện tích tương đối rộng rãi như ở các không gian nhà thờ họ, đình, đền, chùa, miếu, phủ…
Dễ gặp nhất là trong những công trình thờ anh hùng dân tộc, thần linh, bà chúa, ông hoàng
Cửa võng cổ bằng gỗ hình linh vật rồng
Hình ảnh con rồng trong truyền thuyết được coi là con vật của trời, có quyền năng tối cao hơn các loài vật khác.
Sự xuất hiện của Rồng được quan niệm là mang lại điều tốt lành, may mắn, thuận lợi và bình an.
Nhân dân xưa quan niệm rồng là sứ giả để con người có thể gửi gắm những ước nguyện của cuộc sống như cầu mưa thuận gió hòa, cầu phồn thực…
Rồng là con vật đứng đầu trong tứ linh, Rồng đại diện cho quẻ Chấn, mang lại Dương khí, sự quật khởi, ý chí, công danh, tài lộc và quyền lực.
Do đó trên quần áo của vua chúa và hoàng tộc thường có thêu hình rồng bằng vàng để thể hiện thiên mệnh con trời có quyền lực tối cao.
Dân tộc Việt Nam ta đã có truyền thuyết về rồng từ rất sớm vì nó gắn liền với mây và mưa với tryền thống trồng lúa nước lâu đời,
ruyền thuyết “Còn Rồng Cháu Tiên” và đặc biệt là in đậm vào tâm thức người Hà Nội với cái tên Thăng Long, Vịnh Hạ Long, Sông Cửu Long.
Không những là biểu tượng cho xuất xứ nòi giống dân tộc Việt Nam, rồng còn là thần linh, chủ của nguồn nước, mang lại sức sống mãnh liệt, làm cho mùa màng tốt tươi.
Rồng thực chất không phải là một con vật có thật mà là sản phẩm của tưởng tượng, nghệt thuật và niềm tin mãnh liệt.
Hình tượng của rồng bao gồm sự kết hợp của các loài: thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá.
Rồng không phải loài vật có thật nhưng hình tượng rồng lại được miêu tả hết sức chi tiết: thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá.
Rồng đóng vai trò quan trọng với người Việt Nam, đại diện cho ngành công nghiệp lúa nước do đó có nhiều điểm khác biệt so với rồng Trung Quốc.
– Thân Rồng uốn hình Sin gồm 12 khúc tượng trưng cho 12 tháng trong năm.
Sự uốn lượn mềm mại và nhấp nhô của rồng thể hiện khả năng biến đổi thời tiết, thiên nhiên và mùa màng.
– Đầu rồng là nét khác biệt lớn nhất, Đầu rồng có bờm dài, râu cằm, không sừng
Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên, đây là điểm hoàn toàn khác với các con rồng khác của các nước.
Đặc biệt là cái mào ở mũi, sun sóng đều đặn chứ không phải là cái mũi thú như rồng Trung Hoa. Lưỡi mảnh rất dài
– Miệng rồng ngậm Minh châu, Rồng ở các nước giữ ngọc bằng móng vuốt trước.
Viên Châu tượng trưng cho tính nhân văn, trí thức và lòng cao thượng.
Đầu Rồng luôn ngước lên thể hiện ý chí nhân văn cao.
Cửa võng cổ bằng gỗ linh vật nhân từ, chạm long lân quy phụng hoá tùng trúc cúc mai
Tứ linh đại diện cho 4 nguyên tố cấu tạo lên vạn vật như Lửa - Nước - Đất - Gió. Bàn thờ tứ linh thể hiện ước mong mọi chuyện được mưa thuận gió hòa, công việc suôn sẻ, thuận lợi, làm việc gì cũng giữ được nhiệt huyết, sự bình tĩnh và vững chãi như đất trời:
Long: Là linh vật đứng đầu trong tất cả các loài. Nó thể hiện được cái uy của một bậc Hoàng Đế hay bậc chính nhân quân tử.
Ly: Có đặc điểm là nửa Rồng nửa thú. Có 2 sừng nhưng đôi khi chỉ có 1 sừng do không húc ai bao giờ do đó hiện thân lên của từ “tâm”. Người Việt thường thể hiện nó với tư cách là con vật của Văn Thù Bồ Tát, đội tòa sen... Múa lân vào những ngày trọng đại để có những khởi đầu thành công và an lành.
Quy: Được coi là biểu tượng của sức khỏe, tính cách và sự trường thọ. Quy được hợp nhất cả âm dương: Bụng phẳng tượng trưng cho đất (âm), Mai khum tượng trưng cho trời (dương). Thể hiện được những bước tiến chậm rãi nhưng vững chắc. Ý nghĩa cho con người mỗi khi làm điều gì cũng cần cận thẩn, chậm mà chắc. Không nên vội vã rồi làm hỏng chuyện lớn. Với sự chắc chắc của Rùa sẽ giúp công việc của gia chủ có những bước tiến ổn định.
Phụng: Là hiện thân của sự hạnh phúc đem đến điều hỷ cho con người. Nếu hình ảnh Long tượng trưng cho vua thì Phụng sẽ tượng trung cho Hoàng Hậu. Biểu tượng cho phái nữ duyên dáng, dịu dàng. Vì thế nên hình ảnh Phượng thường được thêu trên áo của những cung nữ thời xưa.
Với những ý nghĩa tốt đẹp đó, người nghệ nhân đã cách điệu vóc dáng Tứ linh thật thành hình ảnh của Tứ quý, hay cỏ cây, hoa lá để thêm phần ý nghĩa - cũng như làm mềm, làm phong phú thêm cho Cửa võng.
Thông số kỹ thuật chung cửa võng cổ bằng gỗ
Kích thước: Tuỳ vào không gian thờ cúng và các cung đẹp trong thước Lỗ Ban (cần đo đạc thực tế).
Chất liệu gỗ: Gỗ Mít, Dổi, Vàng Tâm, Gụ...
Chất liệu sơn: Sơn ta/ Sơn PU.
Chất liệu lót: Sơn son, thếp vàng/ thếp bạc phủ hoàng kim (đối với hàng sơn phủ).
Sử dụng: Gian thờ tư gia, dòng họ, đình chùa...
Giá thành: Tùy theo kích thước, chất liệu gỗ, chất liệu sơn và mẫu sản phẩm.
Tuổi thọ: Lên đến hàng trăm năm (với điều kiện môi trường tốt), dùng càng lâu năm càng có giá trị cổ xưa.
![]() |
VŨ TRƯỜNG GIANG QUẢNG NINH |